Những điều thú vị về biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại không phải ai cũng biết

5/5 - (1 vote)

Xây nhà, xây biệt thự mái thái đang là một trong những xu thế hàng đầu, nhận được sự đón nhận nhiệt tình cũng như những bình luận tích cực từ người sử dụng. Xu hướng này cũng khá dễ hiểu khi biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại lại có thiết kế khá tương đồng với kiểu biệt thự truyền thống của nước ta, nhưng lại khắc phục được những nhược điểm về mặt thẩm mỹ cũng như đặc điểm kết hợp với thiên nhiên hài hòa hơn hẳn. Nhận được nhiều lời ca tụng như vậy nhưng thực hư biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại là như thế nào? Hôm nay Thiết kế nhà 24h xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về những ưu nhược điểm cũng như tiêu chuẩn độ dốc mái thái không phải ai cũng biết!

Mục lục


Biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại và những điều thú vị

Biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại và những điều thú vị

I. Ưu và nhược điểm của biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại 

1. Ưu điểm 

–  Mái thái chống nóng: đầu tiên và cũng là ưu điểm nổi bật nhất không thể bàn cãi của mái thái chính là khả năng làm mát, chống nắng vượt trội. Hệ thống gạch mái sẽ hoàn hảo tạo nên một lớp che chắn vừa đủ để các luồng khí dễ dàng len lỏi vào, việc trao đổi khí diễn ra thường xuyên, đem đến không gian sống mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đặc biệt thích hợp với đặc điểm thời tiết nhiệt đới gió mùa nước ta.

– Đặc điểm thẩm mỹ: Mái thái nổi bật với những màu sắc ngói khác nhau chứ không chỉ một màu ngói truyền thống đơn điệu, đem đến những cảm hứng khác nhau cho thiết kế nhà ở. Gia chủ cũng dễ dàng hơn khi tạo sự khác biệt, thể hiện phong cách, cá tính mà mình muốn, đồng thời sẽ giúp tìm được màu mái phù hợp với mạng của người gia chủ, giúp mọi điều may mắn suôn sẻ.

Màu mái phù hợp với mệnh gia chủ đem đến may mắn, suôn sẻ

Màu mái phù hợp với mệnh gia chủ đem đến may mắn, suôn sẻ

– Sự tiện lợi của biệt thự mái thái: Thông thường, những ngôi nhà mái thái thông dụng nhất là thiết kế 2 tầng và cao nhất là 3 tầng, điều này dễ dàng hơn cho việc dọn dẹp. Các không gian các phòng cũng đầy đủ để cho mỗi người một khoảng không riêng tư, nhưng lại không quá cao tầng, không quá xa cách.

– Phong thủy tốt: Mái thái là một loại hình được các nhà chuyên gia phong thủy đánh giá khá cao với góc nhọn và độ chếch thích hợp. Kiểu mái này sẽ giúp những ám khí theo dòng khí ra ngoài chứ không được giữ lại trong nhà.

2. Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất đáng bàn đến của biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại chính là chi phí xây dựng khá lớn với kiểu phong cách sang trọng và tiện nghi như thế này.

Đọc thêm: TOP Những mẫu biệt thự đẹp đẹp và bản vẽ chi tiết

II. Tiêu chuẩn độ dốc mái thái và cách lợp mái thái 

Tiêu chuẩn độ dốc mái thái ra đời chính là để đảm bảo được căn nhà vẫn giữ được tính thẩm mỹ nhưng hệ thống thoát nước mưa vẫn hoạt động tốt, không gây ảnh hưởng đến nội thất và cuộc sống sinh hoạt bên trong nhà. 

Khi thiết kế nhà ở, người ta thường có xu hướng tính độ dốc của mái phụ thuộc vào khẩu độ hoặc chiều rộng của mái, độ dốc của mái thì cần đảm bảo góc độ luôn trong khoảng từ 30 – 40 độ. Ta có công thức tính độ dốc mái thái như sau: i%=H/Lx100%. Trong đó L là độ rộng, H là chiều cao mái, i là độ dốc mái. Đây là công thức dựa trên định lý toán học, bạn có thể hoàn toàn an tâm về độ chính xác của nó. Ngoài ra, người ta vẫn phải tính đến độ dốc góc M bằng công thức M = h/2L. Thông thường, độ dốc hợp lý của mái sẽ gồm những thông số sau:

– Ngói âm dương có độ dốc 40%, tức 25 độ tương đương.

– Ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi,… với độ dốc 35 – 60 độ.

Độ dốc mái được tính toán để đảm bảo thẩm mỹ mà vẫn không đọng nước

Độ dốc mái được tính toán để đảm bảo thẩm mỹ mà vẫn không đọng nước

Như vậy, có những điều đặc biệt để khiến biệt thự 2 tầng mái thái hiện đại trở nên hot đến vậy, ưu điểm cũng có, nhược điểm cũng có nhưng tạo nên một thiết kế biệt thự hoàn hảo cho thị trường người Việt. Bài viết cũng đề cập đến đặc điểm kỹ thuật khi thiết kế mái thái mà bạn nên biết. Hy vọng bạn đọc đã thu thập được những thông tin bổ ích và thiết thực qua trang của chúng tôi!