Một số trường hợp không được hoàn thuế GTGT DN nên biết

5/5 - (1 vote)

Ngoài việc tham khảo các cách xử lý báo lỗi hồ sơ chưa đăng ký nộp qua mạng, cách hạch toán thuế tại doanh nghiệp,… nhiều kế toán còn dành sự quan tâm đối với hoàn thuế GTGT. Bản chất của việc hoàn thuế giá trị gia tăng là nhà nước hoàn trả lại số tiền thuế thu quá, thu sai quy định của pháp luật cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải khi nào doanh nghiệp cũng được hoàn thuế GTGT. Vậy cụ thể trường hợp không được hoàn thuế GTGT là gì? Bài viết này sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên.

1. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT trong trường hợp:

– Không thực hiện hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không thực hiện xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan và quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015;

– Không hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu;

– Không hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.

thuế GTGT

2. Với các dự án đầu tư, không hoàn thuế:

– Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký;

– Kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;

– Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư;

3. Đối với trường hợp người nộp thuế có số thuế giá trị gia tăng đầu vào lũy kế 12 tháng/4 quý liên tục chưa được khấu trừ hết: chỉ thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp người nộp thuế có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 18, Thông tư số 219/2013/TT-BTC. 

Vì sao cần phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng? 

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi nào?

Trong công tác quản lý thuế của nhà nước, cần có chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để:

– Tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT, đảm bảo quyền pháp lý chính đáng cho các đối tượng nộp thuế.

– Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, cho nên cơ chế hoàn thuế giúp doanh nghiệp tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

– Giúp thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển, vì trong một số giai đoạn – nhà nước sẽ quy định các đối tượng được áp dụng cơ chế hoàn thuế như là một giải pháp ưu đãi cho ngành sản xuất đó phát triển.

– Vì doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được hoàn thuế nên chính sách hoàn thuế giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đẩy mạnh hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa xuất bán ra nước ngoài.

– Chính sách hoàn thuế GTGT thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn, chứng từ – sổ sách kế toán theo hướng rõ ràng, minh bạch của doanh nghiệp để đáp ứng điều kiện được hoàn thuế.