Những tiện ích có một không hai mà chữ ký số HSM mang lại

Rate this post

Tiện ích khi sử dụng chữ ký số HSM là không thể phủ nhận. Từ tốc độ ký số nhanh chóng đến mức độ tập trung khi giải quyết các nghiệp vụ, tất cả đều là những điểm ưu việt mà HSM mang lại cho người sử dụng. Các tiện ích ấy đã được chứng minh không chỉ trong quá trình vận hành của doanh nghiệp mà còn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như Tiêu chuẩn Modul mật mã an toàn (FIPS 140 – 2) và Tiêu chí chung (Common Criteria – CC) hay Tiêu chuẩn ISO/IEC 15408. 
Khi sử dụng chữ ký số HSM, khách hàng có thể ký số một lúc lên đến 1.500 hóa đơn.

Dễ hiểu vì sao HSM có thể giải quyết nhanh chóng được như thế. Không giống như khi sử dụng chữ ký số USB Token, người dùng cần phải cắm thiết bị vào cổng USB của máy tính hoặc laptop, HSM là một hình thức ký số trực tuyến, được thiết kế bằng công nghệ điện toán đám mây nên việc giải quyết các tác vụ hoàn toàn là do công nghệ số chứ không phải bằng tay như trước.

chữ ký số hsm

Cũng chính bởi tốc độ ký số đáng kinh ngạc như vậy mà HSM có thể xuất đồng loạt nhiều hóa đơn một lúc. Thử tưởng tượng với một tập đoàn đa ngành lớn như Vingroup thì trong một ngày khối lượng hóa đơn phải xử lý là lên đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn. Nếu không thể xuất hóa đơn nhanh chóng thì chu trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất dễ bị trì trệ, làm giảm khả năng khai thác kinh tế cũng như tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, với chữ ký số HSM, quá trình hoạt động của công ty đã được diễn ra trôi chảy và nhanh chóng hơn, kéo theo các công tác khác cũng được đẩy nhanh tiến trình hơn.

Song song cùng tốc độ ký số đáng kinh ngạc là khả năng ký số tập trung. Không giống USB Token- chữ ký số được chứa đựng riêng rẽ trên một thiết bị mang hình dạng giống USB, khi thực hiện thao tác ký số, người ký cần cắm thiết bị này vào cổng USB như đã nói ở trên, chữ ký số HSM được tập trung trong một hệ thống quản lý. Việc tập trung này không chỉ làm cho thao tác trở nên nhanh chóng hơn mà còn giúp dễ dàng quản lý trong quá trình sử dụng.

Một tiện ích khác cũng là tiện ích quan trọng nhất mà người sử dụng thường quan ngại đó chính là tính bảo mật cao. Như đã nói ở đầu bài viết, chữ ký số HSM đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế về khả năng an toàn bảo mật cho người sử dụng, nhằm tránh thất thoát các thông tin quan trọng, thông tin sống còn của doanh nghiệp. Cụ thể: Chữ ký số HSM sử dụng thiết bị HSM cao cấp của các hãng Utimaco và Gemalto/Safenet đáp ứng các Tiêu chuẩn FIPS 140-2 Level 4, CC và ISO/IEC 15408. Trong đó: 

Tiêu chuẩn Modul mật mã an toàn FIPS là những tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ về công nghệ thông tin và bảo mật máy tính. FIPS 140 là chương trình tiêu chuẩn mật mã được chính phủ liên bang bắt buộc sử dụng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Phiên bản FIPS hiện tại đang là 140-2.
Tiêu chí chung CC (viết tắt của Common Criteria for Information Technology Security Evaluation) là những tiêu chí chung để đánh giá về mức độ an toàn công nghệ thông tin gồm có các yêu cầu chức năng về an toàn và các yêu cầu đảm bảo an toàn của thiết bị công nghệ.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 15408 được coi là Tiêu chuẩn chung “Common Criteria – CC”. Tiêu chuẩn này giúp tính toán, phê chuẩn và xác nhận việc bảo đảm an toàn cho một sản phẩm công nghệ phù hợp với một số các thông số cụ thể như các yêu cầu tính năng an toàn được chỉ ra trong tiêu chuẩn.

Như vậy, chữ ký số HSM đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật tân tiến nhất hiện nay. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng vào chứng nhận này để tin dùng và sử dụng chữ ký số HSM trong thời đại 4.0 hiện nay.
https://noithatsaokim.com/

https://noithatsaokim.com/category/blog/