Kỹ Thuật Thi Công Đá Lát Nền Nhà.

5/5 - (1 vote)

Đá tự nhiên được ứng dụng hầu hết trong mọi hạng mục ốp lát xây dựng trong đó không thể không nhắc tới đá lát nền. Ở nước ta, đại đa số các công trình nhà ở vẫn thường lựa chọn gạch men để ốp sàn nhà, tuy nhiên đối với các công trình sang trọng với phong cách thiết kế đẳng cấp thì gạch sẽ thường được thay bằng các sản phẩm đá tự nhiên để làm tăng tính thẩm mỹ và sự độc đáo, ấn tượng.

Kỹ thuật thi công đá lát nền nhà.

Không đơn giản như việc ốp sàn gạch men, thi công đá lát nền khó và kỹ thuật phức tạp hơn, đòi hỏi độ chuẩn xác cao.

Chuẩn bị:

– Trước tiên, cần tính toán diện tích sàn nhà cần ốp lát, sau đó xác định được quy cách đá lát sàn sao cho phù hợp và cân đối với diện tích sàn. Không nên để kích thước đá ốp lát quá nhỏ sẽ tạo ra nhiều vết ghép gây mất thẩm mỹ, ngoài ra việc để quy cách đá ốp sàn quá lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình thi công.

– Các viên đá được cắt vuông vắn và chuẩn xác bằng máy CNC để tạo độ chính xác và khiến các mạch ghép nhỏ, đẹp.

– Vệ sinh sạch sẽ các viên đá lát nền trước khi lắp đặt, tránh để cát hay vữa xây dựng cũng như các tạp chất bám vào đá.

– Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và máy móc cần thiết như: cát, đá, xi măng, máy khoan, máy cắt, máy đục, máy bắn cốt, dây dọi, thước nhôm, thước vuông, keo gắn đá, bay búa,…

thi công đá lát nền
Thi công đá hoa văn lát nền

>>> Xem thêm: Các mẫu đá hoa văn lát sàn đẹp.

Quy trình thi công

– Đầu tiên là công đoạn cán nền, cần sử dụng máy đánh cốt để làm phằng bề mặt nền. Cốt nền cần để thấp hơn so với cốt 0-0 từ khoảng 5cm để sau khi ốp đá thì bề mặt sàn ốp đá sẽ bằng với bề mặt sàn các khu vực khác.

– Khi trộn vữa cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn không ướt và cũng không khố quá để thuận tiện cho quá trình ốp đá.

– Đánh dấu các mốc lấy cốt chuẩn.

– Rải một lớp xi măng xuống sàn để đảm bảo tăng dộ bám dính.

– Xác định vị trí bắt đầu lát đá, tiếp đến ốp lần lượt từng viên đá theo trình tự từ trong ra ngoài và từ trái qua phải. Lưu ý, đối với những loại đá lát nền có vân đá hoặc hoa văn cần đảm bảo ốp lần lượt để đảm bảo các vân và hoa văn được ghép trùng khớp với nhau.

– Sử dụng búa cao su để đập nhẹ vào các vị trí của viên đá nhằn tạo độ bám dính cũng như kiểm tra sự chắc chắn của đá lát nền đã được bám vào lớp vữa hay chưa.

– Sau khi đã ốp hết lần lượt diện tích sàn thì tiến hành chít mạch.

thi công đá lát nền nhà
Mẫu đá lát nền tiền sảnh đẹp

– Làm sạch và vệ sinh bề mặt sàn sau khi hoàn thiện. Việc vệ sinh luôn bề mặt sàn là rất cần thiết để đẩm bảo vẻ đẹp và sạch sẽ cho sàn nhà. Đồng thời sẽ dễ dang lau được những vết bám của vữa và xi măng bám trên bề mặt đá, nếu để lau khi vệ sinh sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian.

Lưy ý: Không nên vệ sinh nền nhá quá sớm hoặc quá muộn. Hơn nữa khi vệ sinh sàn nên dùng giẻ và nước sạch để lau và tuyệt đối không sử dụng các vật liệu cứng để trà sát hay các loại hóa chất để tẩy sàn đá, sẽ làm mất đi độ sáng bóng của đá.

Yêu cầu kỹ thuật khi thi công đá lát nền nhà.

thi công đá lát nền
Thi công đá lát nền nhà

– Hoa văn và vân đá được sếp đúng chiều, đúng hướng.

– Mạch ghép đá cần, nhỏ, đều, gọn gàng và thẳng.

– Kiểm tra đá sau khi lát nền bằng cách gõ vào không phát ra tiếng ộp giữa thân đá.

– Bề mặt sàn nhà sạch sẽ, sáng bóng.

Bài viết tham khảo:

Đá ốp thang máy và tấm nhựa pvc, đâu là phương án tối ưu để thi công cửa thang máy

Bí quyết chọn đèn phòng ngủ hợp phong thủy